Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

4 bệnh phụ khoa chị em dễ gặp nhất do thức khuya

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, phòng bệnh phụ khoa, chị em nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.


Chắc hẳn chị em nào cũng biết một điều rằng, thức khuya là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến cơ chế sinh học cũng như sức khỏe sinh sản.
Thức khuya thường xuyên, dù là với mục đích gì đi chăng nữa cũng đều có thể gây ra rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh phụ khoa. Có thể hầu hết chị em biết rất rõ điều này nhưng chưa chắc chị em nào cũng biết những bệnh phụ khoa mà mình có thể gặp do thức khuya quá nhiều là những bệnh gì.

Dưới đây là 4 bệnh phụ khoa phổ biến nhất mà chị em phải đối mặt nếu thường xuyên thức khuya.
1. Viêm nhiễm
Các bệnh viêm nhiễm thường gặp là iêm âm đạo, viêm cổ tử cung, và viêm khung xương chậu. Viêm nhiễm "vùng kín" xuất phát từ sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo. Lúc này, lượng vi khuẩn có hại sinh sôi nhiều hơn, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và gây bệnh.

Thức khuya khiến cơ thể chúng ta luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng và miễn dịch. Đó chính là lý do tại sao các vi khuẩn có hại xâm nhập và sinh sôi mạnh mẽ trong cơ thể. Ở "vùng kín" cũng vậy, vi khuẩn có hại phát triển mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và làm mất sự cân bằng trong môi trường âm đạo.
Viêm nhiễm "vùng kín" là bệnh dễ tái phát, do đó, giữ gìn "vùng kín" sạch sẽ, tránh các yếu tố tác động xấu đến "vùng kín" là những cách đơn giản nhất để phòng tránh viêm nhiễm.
2. Kinh nguyệt không đều
Thức khuya nhiều khiến thần kinh bạn bị căng thẳng, dẫn đến rối loạn oestrogen. Đây chính là nguyên nhân làm cho kinh nguyệt của bạn không đều.
Kinh nguyệt không đều bao gồm: chậm kinh, mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng, màu sắc lẫn mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh... Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Nhưng nếu bị rối loạn hormone thì ngay cả phụ nữ trẻ cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Một số bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là: rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung...
Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai thuận lợi ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên tránh thức quá khuya trong thời gian dài liên tục để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.
3. U xơ cổ tử cung
Thức khuya là một yếu tố tác động đến đồng hồ sinh học của cơ thể, nó làm phá vỡ sự trao đổi chất của kích thích tố. Từ đó có thể trở thành nguyên nhân chính dẫn đến u xơ tử cung. Một số triệu chứng của tình trạng u xơ tử cung là thay đổi kinh nguyệt, tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực trong bàng quang.
Nếu phát hiện từ 2 dấu hiệu trở lên như: kỳ kinh nguyệt thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn tiểu tiện thì chị em phải đi khám càng sớm càng tốt, vì đó là các dấu hiệu rất rõ ràng của bệnh u xơ cổ tử cung.
Bệnh u xơ cổ tử cung có thể chữa khỏi được, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, để kéo dài sẽ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ảnh hưởng đến tính mạng.
4. Bệnh ở tuyến vú
Hiệp hội ung thư Đan Mạch mới đây khuyến cáo, phụ nữ thường xuyên làm việc về đêm sẽ phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Đây chính là nguyên nhân làm hủy hoại một loại hormone có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú, do đó, những chị em này có nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú cao hơn những chị em khác.
Những bệnh ở tuyến vú mà chị em có thể gặp là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú... Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất chị em nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.
Ngoài ra, việc tự kiểm tra vú theo định kì cũng có thể giúp phát hiện sớm những khác biệt ở vú. Chị em nên chọn một thời điểm nhất định trong tháng để tiến hành kiểm tra, tốt nhất nên kiểm tra sau khi hết kinh nguyệt được vài ngày vì ở thời điểm này, ngực mềm nhất, dễ sờ nắn và phát hiện bất thường nhất.
Chị em có thể đứng trước gương tự quan sát xem 2 bên nhũ hoa có đối xứng, đầu nhũ hoa có gì khác thường, phần da có chỗ nào lồi lõm bất thường. Sau đó, nằm trên giường, dùng 2 tay kiểm tra xem có khối hay cục cứng nào dị thường ở vùng vú.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, phòng bệnh phụ khoa, chị em nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét