Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, các trường hợp nhiễm phụ khoa tăng từ 17 – 25%. Trên thực tế, con số này còn cao hơn rất nhiều, do còn rất nhiều người mắc bệnh mà không đi khám.
Cần khám phụ khoa ở mọi lứa tuổi. Ở những quốc gia phát triển trên thế giới, khám phụ khoa được coi là một phần bắt buộc cần phải kiểm tra định kì nhưng ở Việt Nam, đa số phụ nữ còn thờ ơ với việc khám chữa các bệnh của vùng kín. Điều này phần lớn xuất phát từ tâm lý chủ quan và tâm lý “ngại” khám phụ khoa ở phần lớn chị em phụ nữ.
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, các trường hợp nhiễm phụ khoa tăng từ 17 – 25%. Trên thực tế, con số này còn cao hơn rất nhiều, do còn rất nhiều người mắc bệnh mà không đi khám.
Riêng tại bệnh viện Ung bướu TP HCM, mỗi năm tiếp nhận từ 2.000-3.000 bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Trong đó, có tới 80% bệnh nhân đến bệnh viện khi ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn nặng tức là có triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường và không còn khả năng phẫu thuật.
Những con số trên chính là những hệ luỵ nghiêm trọng khi chị em phụ nữ lơ là đến những vấn đề của sức khoẻ, thậm chí ngại khám phụ khoa.
Khám phụ khoa là một phần khám bệnh quan trọng đối với phụ nữ, nhất với những người đã lập gia đình nhằm kiểm tra cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng).
Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng chỉ khi lập ra đình mới cần khám phụ khoa nên không chú ý đến những biểu hiện bất thường của “vùng kín” hoặc cho rằng bệnh phụ khoa không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể tự khỏi nếu chú ý vệ sinh hơn nữa.
Những biểu hiện như ngứa rát, tiểu buốt, ra huyết trắng... không làm nhiều người quá lo lắng. Những biểu hiện này tuy chỉ ảnh hưởng một chút đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em nhưng đó lại là một sự cảnh báo về các di chứng lâu dài như mất khả năng làm mẹ, ung thư cổ tử cung…
Thời kỳ phụ nữ mang thai, việc khám phụ khoa cũng là một vấn đề quan trọng. Theo thống kê từ bệnh viện Phụ sản Trung ươntg trước đây, có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung).
Trong đó, rất nhiều người bị viêm nhiễm kết hợp: 24% thai phụ bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung. Việc nhiễm trùng đường sinh dục khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ thai phụ và thai nhi. Có thể gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu. Trẻ sinh ra cũng bị ảnh hưởng từ căn bênh của mẹ khi mang thai như: trẻ chậm phát triển,...
Không tự ý mua thuốc chữa bệnh phụ khoa
Khi có những biểu hiện bệnh phụ khoa như: ngứa rát, khí hư có mùi hôi, nhiều huyết trắng, quan hệ tình dục gặp trục trặc… là lúc chị em phụ nữ cần đến gặp bác sỹ.
Sẽ rất nguy hại nếu chị em tự kê đơn mua thuốc uống hoặc sử dụng một số cách chữa mà chị em cho rằng lành tính như ngâm rửa bằng nước muối, ngâm rửa bằng nước chè xanh… vì thực tế bệnh cần được khám và phát hiện bệnh bởi các bác sỹ, từ đó họ xác định nguyên nhân bệnh mới có những lời khuyên cụ thể cho việc điều trị bệnh.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, ngoài việc chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, chị em phụ nữ nên đi khám kiểm tra định kỳ sáu tháng đến một năm để phát hiện tình trạng viên nhiễm, các khối u của tử cung, buồng trứng, kiểm soát ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh rất phổ biến của giới nữ.
Khi khám phụ khoa, chị em phụ nữ cần tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy như: Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ, Đại Học Y Dược… hoặc các phòng khám đã được chứng minh và xác nhận về độ tin cậy, được cấp phép hoạt động.
Riêng tại bệnh viện Ung bướu TP HCM, mỗi năm tiếp nhận từ 2.000-3.000 bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Trong đó, có tới 80% bệnh nhân đến bệnh viện khi ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn nặng tức là có triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường và không còn khả năng phẫu thuật.
Những con số trên chính là những hệ luỵ nghiêm trọng khi chị em phụ nữ lơ là đến những vấn đề của sức khoẻ, thậm chí ngại khám phụ khoa.
Khám phụ khoa là một phần khám bệnh quan trọng đối với phụ nữ, nhất với những người đã lập gia đình nhằm kiểm tra cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng).
Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng chỉ khi lập ra đình mới cần khám phụ khoa nên không chú ý đến những biểu hiện bất thường của “vùng kín” hoặc cho rằng bệnh phụ khoa không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể tự khỏi nếu chú ý vệ sinh hơn nữa.
Những biểu hiện như ngứa rát, tiểu buốt, ra huyết trắng... không làm nhiều người quá lo lắng. Những biểu hiện này tuy chỉ ảnh hưởng một chút đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em nhưng đó lại là một sự cảnh báo về các di chứng lâu dài như mất khả năng làm mẹ, ung thư cổ tử cung…
Thời kỳ phụ nữ mang thai, việc khám phụ khoa cũng là một vấn đề quan trọng. Theo thống kê từ bệnh viện Phụ sản Trung ươntg trước đây, có đến 72% thai phụ mắc ít nhất một loại viêm đường sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo hay cổ tử cung).
Trong đó, rất nhiều người bị viêm nhiễm kết hợp: 24% thai phụ bị viêm âm đạo và viêm cổ tử cung. Việc nhiễm trùng đường sinh dục khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ thai phụ và thai nhi. Có thể gây sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu. Trẻ sinh ra cũng bị ảnh hưởng từ căn bênh của mẹ khi mang thai như: trẻ chậm phát triển,...
Không tự ý mua thuốc chữa bệnh phụ khoa
Khi có những biểu hiện bệnh phụ khoa như: ngứa rát, khí hư có mùi hôi, nhiều huyết trắng, quan hệ tình dục gặp trục trặc… là lúc chị em phụ nữ cần đến gặp bác sỹ.
Sẽ rất nguy hại nếu chị em tự kê đơn mua thuốc uống hoặc sử dụng một số cách chữa mà chị em cho rằng lành tính như ngâm rửa bằng nước muối, ngâm rửa bằng nước chè xanh… vì thực tế bệnh cần được khám và phát hiện bệnh bởi các bác sỹ, từ đó họ xác định nguyên nhân bệnh mới có những lời khuyên cụ thể cho việc điều trị bệnh.
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, ngoài việc chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, chị em phụ nữ nên đi khám kiểm tra định kỳ sáu tháng đến một năm để phát hiện tình trạng viên nhiễm, các khối u của tử cung, buồng trứng, kiểm soát ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh rất phổ biến của giới nữ.
Khi khám phụ khoa, chị em phụ nữ cần tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy như: Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Từ Dũ, Đại Học Y Dược… hoặc các phòng khám đã được chứng minh và xác nhận về độ tin cậy, được cấp phép hoạt động.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét