Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm,
Việt Nam tiêu thụ khoảng 50.000 tấn dược liệu, nếu trước đây, các nhà thuốc
Đông y chủ yếu dùng nguyên dược liệu trong nước, chỉ nhập khoảng 20 - 30%
nguyên dược liệu từ nước ngoài, thì hiện nay có đến
60-70% là thuốc nhập ngoại (chủ yếu là nhập từ trung quốc), và trong số này 80%
là thuốc nhập lậu, trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Nếu không thường xuyên được kiểm tra,
phơi phóng, sấy khô thì chỉ vài ngày có thể ẩm mốc, làm “nhạt” hàm lượng hoạt
chất, biến thuốc loại 1 xuống thành loại 3-4.
Khi hàm lượng hoạt chất thấp thì người
bệnh uống thuốc không đủ liều lượng dẫn đến việc không khỏi bệnh.
Thuốc Ðông y nói chung, trong đó có cả
thuốc Bắc là thuốc được đưa từ phương Bắc (ý nói nước Trung Quốc) vào nước
ta; còn thuốc Nam là thuốc được thu hái và chế biến tại nước ta (Việt Nam)
nói riêng
thường gồm nhiều vị thuốc phối hợp với
nhau trong một bài thuốc theo nguyên tắc “Quân, thần, tá, sứ” để điều trị bệnh
trên nguyên lý lập lại cân bằng âm dương.
- Dùng đúng chỉ định: Người bệnh cần
trình bày rõ bệnh và có chỉ định hướng
dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, tránh tự ý sử dụng. Trong thành phần hóa học của
cây cỏ còn những nhóm chất có tác dụng rất mạnh, dùng không đúng cách sẽ dẫn đến
những tai hại khó lường.
Không ít trường hợp nhập viện và cấp cứu là do sử dụng
sai công dụng của cây cỏ.
- Dùng đúng liều lượng: Có những cây cỏ tính năng chữa
bệnh không độc nhưng lạm dụng nó có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.
- Dùng đúng bệnh: Cơ địa của mỗi người một khác nên
tránh nghe tin đồn từ người khác mà áp dụng lên bản thân mình. Đôi khi người
dùng gánh những phản ứng phụ xảy ra do sự tương tác thuốc.
- Bào chế đúng cách: Sắc thuốc đúng, sao tẩm đúng, từ
đó phát huy hết công năng chủ trị của thuốc và có hiệu quả tối đa.
- Đông dược cần được đảm bảo đúng quy cách: Kiểm soát
từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ ánh
sáng đúng quy định, để thuốc không bị hư hỏng biến chất và mất chất lượng.
Thông thường thuốc y học cổ truyền được bảo quản tốt chỉ có hạn dùng một năm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét